Mua phải bất động sản vướng quy hoạch
Đây là rủi ro có thể nói là “xảy ra như cơm bữa” của những nhà đầu tư bất động sản không có kiến thức đầu tư BĐS quy hoạch. Có thể do người mua không chịu kiểm tra, tìm hiểu thông tin. Hoặc do người bán không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch (có thể do vô ý hoặc cố ý). Nếu mua phải đất quy hoạch, khi có quyết định thu hồi sẽ gây nên thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất trắng.
Vướng phải dự án thế chấp
Thiếu kiến thức đầu tư bđs, sẽ rất dễ mua phải nhà, đất, dự án đang được thế chấp tại ngân hàng mà chưa tiến hành giải chấp tại thời điểm bán có thể khiến bạn trắng tay. Cách đề phòng tốt nhất là yêu cầu người bán, chủ đầu tư xuất trình các giấy tờ chứng minh dự án chưa từng thế chấp ngân hàng hoặc nếu đã thế chấp thì phải được giải chấp trước khi tiến hành việc mua bán.
Mua tài sản đang bị chiếm dụng
Với trường hợp này, lỗi phần lớn nằm ở người mua khi không chịu tìm hiểu kỹ thông tin, mua phải nhà đất thuộc diện đang tranh chấp hoặc đang bị ngăn chặn giao dịch, có bên thứ ba đang chiếm dụng để khai thác, sử dụng. Ví dụ: thuê, ở hợp pháp, tranh chấp lối đi chung…
Mua phải nhà đất chưa đủ điều kiện bán
Rơi vào các trường hợp này đa phần sẽ khiến người đầu tư gặp rủi ro rất lớn do nguy cơ dự án bị treo, bị đình chỉ là rất cao. Thêm nữa, khi chủ đầu tư bán cho bạn các sản phẩm chưa đủ cơ sở pháp lý cũng nói lên mức độ uy tín của chủ đầu tư này.
Hợp đồng mua bán sai chuẩn
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hợp đồng mua bán nhà đất hiện nay phải được lập thành văn bản, ký kết và công chứng. Nhưng thực tế, vẫn còn khá nhiều trường hợp các hợp đồng mua bán được thực hiện bằng giấy tay, không qua công chứng hay thậm chí là bằng cam kết “miệng” khiến người mua rất dễ gặp phải rủi ro bị lừa đảo. Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp người dân vị lừa đảo mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng.
Giao dịch “ đúng thời điểm”, nhưng không “đúng người”
Trường hợp này có thể xảy ra khi bất động sản tiến hành giao dịch thuộc sở hữu của một người lại được người khác đứng ra giao dịch thay nhưng không có giấy tờ ủy quyền hoặc tài sản do nhiều người đứng tên đồng sở hữu nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch.
Đặt cọc sai cách, không kỹ càng
Đặt cọc trong đầu tư bất động sản cũng là một kỹ năng. Đặt cọc khôn ngoan sẽ giúp bạn kéo về cả đống tiền nhưng nếu sai cách cũng sẽ khiến bạn mất đi cả tỷ. Do vậy kiến thức đầu tư BĐS về đặt cọc là vô cùng quan trọng.
“Né thuế”
Có khá nhiều trường hợp vì muốn giảm số tiền thuế phải đóng khi phát sinh giao dịch mua bán nhà đất mà bên bán tiến hành kê khai giá trị trên hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế ghi trên hợp đồng đặt cọc trước đó. Và tất nhiên, nếu sau khi ký kết hợp đồng, công chứng một bên thay đổi quyết định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng, ví dụ như bên mua chỉ muốn trả đúng số tiền trên hợp đồng mua bán đã công chứng thì rất dễ phát sinh xung đột.
Không đảm bảo chất lượng về bất động sản
Đối với các dự án nhất là các dự án hình thành trong tương lai thì rủi ro người mua nhận được sản phẩm không đúng với kỳ vọng. Sai thiết kế là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi người mua kiểm tra chất lượng nhà đất hời hợt, không đầy đủ hạng mục và không chính thống. Điều này khiến cho giá trị bất động sản sẽ giảm mạnh gây thiệt hại nặng nề cho người đầu tư.
Thiếu kiến thức đầu tư bất động sản – bị lừa đảo
Đây là trường hợp dễ khiến bạn bị trắng tay nhất khi người bán hoặc người mua cố tình thực hiện hành vi lừa đảo mua bán nhà đất. Đó có thể là việc chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền. Hoặc trường hợp người đầu tư bị lừa đảo bởi các giấy tờ nhà đất giả…
Xung đột về giá – Phương thức thanh toán
Nếu người mua bất động sản không thỏa thuận kỹ về giá cả, phí và các chi phí trước đó (đặc biệt là tại thời điểm đặt cọc), điều này sẽ dẫn đến không phân định được ai phải chịu khoản chi phí phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ như thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến tranh cãi. Khi giao dịch bất động sản có giá trị cao, nếu ngay từ đầu các bên không thỏa thuận rõ ràng về việc thanh toán qua tài khoản phong tỏa (escrow account) mở tại ngân hàng thì có thể vướng thêm xung đột khi thực hiện.
Hy vọng những rủi ro bên trên sẽ phần nào giúp cho các nhà đầu tư bất động sản sẽ thành công hơn trong tương lai. Chúc các nhà đầu tư thành công!